Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Bao giờ cho đến tháng ba là một bài đồng dao hay miêu tả một bức tranh phong phú về thế giới tự nhiên xung quanh và cuộc sống của con người. Kèm theo đó là một cách nói đầy thú vị của tác giả về các sự vật, sự việc trong cuộc sống.

Bao giờ cho đến tháng ba – một bài đồng dao miêu tả các yếu tố trái ngược.

Đồng dao là một thể loại thơ ca dân gian truyền miệng. Nó bao gồm nhiều loại và thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Điều đặc biệt trong bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba chính là những hiện tượng được miêu tả trong bài ca dao đều trái ngược, những sự việc đó chẳng bao giờ xảy ra trong thực tế cuộc sống. Cũng qua đó mà tác giả đã chế giễu những điều phi lí trong xã hội, đồng thời đề cập đến sự xoay vòng muôn màu muôn vẻ của thế giới tự nhiên xung quanh và cuộc sống của con người. Nghệ thuật nói ngược còn được các tác giả trong dân gian dùng làm phương tiện để lôi cuốn sự chú ý của người nghe qua đó gửi gắm suy tư và tình cảm của mình.

Phân tích ý nghĩa của bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Tháng ba chính là khoảng thời gian cuối mùa xuân, đầu mùa hạ với những cơn mưa rào, nó báo hiệu cho sự thay đổi về thời tiết, khí hậu. Câu hỏi tu từ mở đầu bài đồng dao thể hiện sự khao khát, mong mỏi đến tháng ba, cũng như là một câu thông báo rằng tháng ba sắp đến sẽ có rất nhiều sự kiện hay, vui, bất ngờ và cũng rất lạ lùng:

“Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng

Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười

Con gà be rượu nuốt người lao đao.”

Ếch là một con vật nhỏ bé thường sống ở quanh vũng nước, góc ao, còn rắn là một con vật có nọc độc nguy hiểm là kẻ thù của ếch. Tháng ba đến là cơ hội cũng vừa đến cho ếch cắn lại cổ rắn tha ra ngoài đồng để xử lí, thật hả hê vì ếch có thể trả được thù xưa nay. Lợn là con vật hiền lành, được con người nuôi nên chỉ sống loanh quanh ở trong vườn trong chuồng, và nó cũng là món mòi ngon của con hùm tức là con hổ, lúc nào cũng bị hùm canh me, rình rập để ăn thịt. Vậy mà trong bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba mọi thứ đều bị đảo ngược khi tháng ba đến, hùm lại trở nên hình lành thân thiết hơn với lợn, ngoan ngoãn nằm cho lợn liếm lông như hai con vật đang đùa giỡn với nhau.

Ếch ăn rắn là một câu chuyện ngược đời

Tiếp theo bài đồng dao chuyển sang đề tài sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Những quả hồng đỏ tươi, chín mọng thường được thấy trong dịp Tết trung thu cũng là món quà quý giá mà con cháu sẽ dâng lên để mừng thọ lão tám mươi thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu. Tiếp đến là nắm xôi ngon lành nóng hổi, đó là thức ăn rất quen thuộc với trẻ em. Hai hình ảnh quả hồng và nắm xôi là hai hình ảnh nói đến tuổi già và tuổi trẻ.

Nhưng đến hình ảnh tiếp theo trong bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba là hình ảnh một người say rượu không còn tỉnh táo, đi không vững, tâm trí không thông thì thực sự bị những be rượu, con gà nhắm nuốt trọn chứ chẳng phải là người nuốt những be rượu hay nuốt những con gà.

Qua đó ta thấy được bên cạnh những điều tốt đẹp, đáng để học hỏi, khen ngợi thì còn rất nhiều điều đáng bị phê phán, lên án những thói hư tật xấu trong cuộc sống này. Say rượu là một thói xấu không chỉ tổn hại đến sức khỏe con người mà còn hao tốn tiền của. Ông ta cha đã mỉa mai, châm biếm thói say rượu của một số người trong xã hội một cách khéo léo, kín đáo nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn những tiếng cười qua những câu ca dao trên

Nghệ thuật nói ngược vẫn được giữ nguyên trong những câu thơ cuối của bài đồng dao. Nó không chỉ mang đến tiếng cười mà còn mang lại những kiến thức vô cùng bổ ích cho trẻ nhỏ qua những hình ảnh rất quen thuộc của đồng quê Việt Nam:

“Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Lúa mạ nhảy lên ăn bò,

Cỏ non, cỏ lác rình mò bắt trâu.

Gà con đuổi đánh diều hâu,

Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.”

Trúm là một vật dụng dùng để bắt lươn, vậy mà giờ lượn lại nằm cho trúm bò vào. Còn cào cào vốn bị cá rô đuổi bắt, thế mà bây giờ lại đuổi theo như đòi ăn thịt cá rô. Trâu, bò là những động vật ăn cỏ, ăn lúa, nhưng nó đã bị đảo ngược lại bị lúa mạ nhảy lên ăn, trâu thì bị các loại cỏ mình hay ăn rình mò để bắt.

Trâu bò ăn cỏ mới thuận tự nhiên

Tiếp theo là một con vật vô cùng dễ thương đó là gà con. Gà con vô cùng yếu ớt, chưa có đủ khả năng tự bảo vệ bản thân hay chống lại diều hâu nên gà con đã trở thành đối tượng bị diều hâu săn đuổi. Thế nhưng trong bài ca dao này gà con lại được đuổi đánh diều hâu. Cũng giống như vậy, bồ nông và chim ri lại đánh nhau, chim rẻ luôn thua cuộc nhưng trong bài ca dao này thì chim ri lại có thể đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.

Bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba đã sử dụng những hình ảnh rất thân thiết, gần gũi với đời sống hàng ngày. Có những hình ảnh tốt đẹp cũng có những hình ảnh mà ẩn sâu trong đó là sự phê phán của ông cha ta. Đó là một bức tranh phong phú cung cấp những kiến thức cho trẻ em một cách rất đặc biệt. Sử dụng nghệ thuật nói ngược khiến cho bài ca dao đặc sắc hơn giúp cho các bé nhỏ dễ hiểu và dễ thuộc hơn.

Những yếu tố trái ngược trong bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, biết về những thứ tốt đẹp trong cuộc sống này và biết lên án những thói hư tật xấu trong xã hội. Đó chính là những bài học rất đáng giá của ông cha ta để lại để nuôi dưỡng nên những con người yêu nước, biết xây dựng đất nước trong tương lai.

Bình luận

XEM THÊM NGAY
ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -