Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam cũng có rất nhiều câu khuyên nhủ con người sống cần phải biết ơn như “ Uống nước nhớ nguồn” “Con ơi ghi nhớ lời này. Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”,  “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”... Tiêu biểu và phổ biến nhất là câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Đây là một câu tục ngữ mang đến một triết lí nhân văn sâu sắc, một bài học đầy ý nghĩa đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Về nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là khi ăn quả, hưởng thụ những trái ngọt thì chúng ta cần phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cho cây để cho ta quả ngọt . Điều này cùng có nghĩa là một chúng ta phải xử sự sao cho đúng, sống sao cho phải phép, phải luôn biết ơn những thế hệ đi trước, những người đã lao động vất vả tạo ra thành quả để chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần như ngày hôm nay. Bằng biện pháp ẩn dụ với hình ảnh quen thuộc và giản dị câu tục ngữ muốn nhắn nhủ chúng ta phải luôn luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.

Tất cả những thành quả về vật chất lẫn tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay không phải tự nhiên mà có được. Chúng ta có biết rằng bất kỳ một thứ gì trong cuộc sống mà chúng ta đang sử dụng, đang tận hưởng hôm nay đều là nhờ công sức của cả một quá trình dài với biết bao khó khăn, gian khổ, có cả mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Từ những thứ đơn giản nhất như hạt cơm ta ăn, nước ta uống, ngôi nhà ta ở hằng ngày cũng là công sức của những người lao động làm lụng vất vả. Hay những thành tựu khoa học, nghệ thuật, những di sản văn hóa của dân tộc, những công trình vĩ đại có được của ngày hôm này cũng là nhờ công sức và khối óc của những  nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng nghỉ . Hay những kiến thức sâu rộng mà chúng ta sở hữu được ngày hôm nay cũng là nhờ công ơn dạy của thầy cô, hay rộng lớn hơn là cuộc sống ấm no, hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay, đó chẳng phải là nhờ công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước đã chiến đấu, hy sinh cao cả vì kẻ thù để bảo vệ tổ quốc.


Chúng ta phải hiểu được rằng, tất cả những gì mà chúng ta đang có đều nhờ công lao của rất nhiều con người khác tạo nên. Là người đi sau, được hưởng thụ những thành quả tốt đẹp ấy mà không phải mất mát thứ gì, tại sao chúng ta lại có thể vô tâm lãng quên đến những người đã hết sức hết lòng tạo ra chúng. Vậy nên, lòng biết ơn, sự trân trọng là một trong những phẩm chất đạo đức không thể thiếu đối với mỗi con người.

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã tỏ lòng biết ơn tổ tiên trời đất bằng cách thường tổ chức cúng kiếng để cảm ơn trời đất, mỗi vụ mùa đều cúng thần linh hay thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, … Còn hiện nay để biết ơn những thế hệ đi trước, nhà nước ta đã có những hoạt động thiết thực và đầy ý nghĩa như xây dựng đến thờ và tổ chức lễ để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, …  Ngoài ra, để tỏ lòng biết ơn,  trên thế giới cũng như ở nước ta đã đề ra những ngày để tưởng nhớ công lao của các thế hệ đi trước như ngày 27/7, 10/3, 20/10, 20/11, …

Ngày nay, lòng biết ơn không chỉ đơn thuần là để đền đáp công ơn mà còn là đạo lý đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người là là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với cuộc đời. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Vậy nên mỗi một chúng ta phải có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp này để làm gương cho thế hệ sau noi theo. Trước hết, hãy luôn tỏ lòng biết ơn cha mẹ, anh em, thầy cô đã luôn dạy dỗ, yêu thương và lo lắng cho chúng ta. Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể, phải luôn ngoan ngoãn, biết giúp đỡ và vâng lời cha mẹ, làm tròn bổn phận  phận làm con, đồi với những người lao động trong xã hội thì chúng ta cần biết trân trọng và lễ phép,…Vì nếu chúng ta sống mà không biết ơn, không hướng vè cội nguồn thì sẽ trở nên chai sạn cảm xúc, vô cảm với những người xung quanh, không có tình yêu thương giữa con người với con người sẽ dẫn đến một cuộc sống tẻ nhạt và vô vị. 

Tóm lại, câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lí làm người, sống là phải biết ơn những người đã sinh ra ta, dạy dỗ ta và cả những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.  Lòng biết ơn là một thứ tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người, vậy nên mỗi một chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó. Đây sẽ là một hành trang lý tưởng và tốt đẹp, một bài học quý báu có giá trị trên con đường chinh phục và thành công của mỗi chúng ta sau này nói riêng và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta, nói chung.
  

Bình luận

XEM THÊM NGAY
ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -