Vì cháu ngoại
Một hôm ở nhà thờ, tôi đã nghe được một câu chuyện về một gia đình di tản, rời bỏ quê hương bị lính xâm chiếm, và quyết định rằng, cơ may duy nhất của mình là để trốn thoát dãy núi bao quanh làng. Họ tin chắc sẽ được an toàn tại một quốc gia trung lập láng giềng, nếu như vượt được qua núi. Nhưng ông nội ko được khỏe và từ lâu đã ko còn đi đường núi.
“Cứ bỏ ba lại đi” ông già nài nỉ “lính ko thèm để mặt đến lão già như ba đâu”.
“Chúng sẽ để mặt đến ba chứ”, con trai ông cảnh báo “Làm thế đồng nghĩa với việc chôn cất ba”.
“Ba ơi, tụi con ko bỏ ba lại được đâu”, con gái ông van xin ” Nếu ba ko đi thì tụi con cũng ko đi”.
Cuối cùng ông già động lòng và cả gia đình khoảng mười người đủ lứa tuổi, kể cả đứa bé lên một của người con gái, lên đường khi trời đã tối, đi về hướng dãy núi xanh đen ở đằng xa, Cả gia đình lẳng lặng bước đi, từng người thay phiên nhau ẵm đứa bé. Vì bé khá nặng nên chuyến đi khó khăn hơn, khi cả nhà cố sức vượt qua đèo.
Vài tiếng sau, ông nội ngồi xuống tảng đá, gục đầu.
“Cứ tiếp tục đi”, ông nói khẽ “Ba ko đi nổi nữa”.
“Ba đi được mà”, con trai ông van xin “Ba phải đi!”.
“Ko” ông già đáp “Cứ bỏ ba lại đây”.
“Đi nào ba ơi”, người con trai nói “Tụi con cần ba, đã đến phiên ba ẵm em bé”.
Ông già nhìn lên thấy những gương mặt kiệt sức của cả nhà. Ông nhìn em bé quấn trong tấm chăn và hiện nằm trong tay của một đứa cháu nội mảnh khảnh mười ba tuổi của ông.
“À, tất nhiên rồi”, ông già nói “Đến lượt ông rồi. Đưa bé đây cho ông”. Ông đứng dậy, ẵm đứa bé vào lòng, nhìn gương mặt nhỏ bé ngây thơ. Ông đột nhiên cảm thấy khỏe lại hẳn và tràn trề niềm mong muốn mãnh liệt được thấy gia đình mình an toàn tại một đất nước nơi chiến tranh chỉ là kỉ niệm xa vời.
“Đi nào” ông nói với giọng kiên quyết “Đi thôi, bây giờ ba thấy khỏe rồi. Ba chỉ cần nghỉ một chút thôi. Đi tiếp đi”. Cả nhà lại tiếp tục leo dốc, em bé nằm trong tay ông ngoại nó.
Đêm hôm đó cả gia đình được an toàn và tất cả những ai xuất phát với chuyến hành trình dài vượt qua dãy núi đều đến đích, kể cả ông nội.
“Cứ bỏ ba lại đi” ông già nài nỉ “lính ko thèm để mặt đến lão già như ba đâu”.
“Chúng sẽ để mặt đến ba chứ”, con trai ông cảnh báo “Làm thế đồng nghĩa với việc chôn cất ba”.
“Ba ơi, tụi con ko bỏ ba lại được đâu”, con gái ông van xin ” Nếu ba ko đi thì tụi con cũng ko đi”.
Cuối cùng ông già động lòng và cả gia đình khoảng mười người đủ lứa tuổi, kể cả đứa bé lên một của người con gái, lên đường khi trời đã tối, đi về hướng dãy núi xanh đen ở đằng xa, Cả gia đình lẳng lặng bước đi, từng người thay phiên nhau ẵm đứa bé. Vì bé khá nặng nên chuyến đi khó khăn hơn, khi cả nhà cố sức vượt qua đèo.
Vài tiếng sau, ông nội ngồi xuống tảng đá, gục đầu.
“Cứ tiếp tục đi”, ông nói khẽ “Ba ko đi nổi nữa”.
“Ba đi được mà”, con trai ông van xin “Ba phải đi!”.
“Ko” ông già đáp “Cứ bỏ ba lại đây”.
“Đi nào ba ơi”, người con trai nói “Tụi con cần ba, đã đến phiên ba ẵm em bé”.
Ông già nhìn lên thấy những gương mặt kiệt sức của cả nhà. Ông nhìn em bé quấn trong tấm chăn và hiện nằm trong tay của một đứa cháu nội mảnh khảnh mười ba tuổi của ông.
“À, tất nhiên rồi”, ông già nói “Đến lượt ông rồi. Đưa bé đây cho ông”. Ông đứng dậy, ẵm đứa bé vào lòng, nhìn gương mặt nhỏ bé ngây thơ. Ông đột nhiên cảm thấy khỏe lại hẳn và tràn trề niềm mong muốn mãnh liệt được thấy gia đình mình an toàn tại một đất nước nơi chiến tranh chỉ là kỉ niệm xa vời.
“Đi nào” ông nói với giọng kiên quyết “Đi thôi, bây giờ ba thấy khỏe rồi. Ba chỉ cần nghỉ một chút thôi. Đi tiếp đi”. Cả nhà lại tiếp tục leo dốc, em bé nằm trong tay ông ngoại nó.
Đêm hôm đó cả gia đình được an toàn và tất cả những ai xuất phát với chuyến hành trình dài vượt qua dãy núi đều đến đích, kể cả ông nội.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận
Tweet