Ông lão đánh cá
Nhà chúng tôi nằm đối diện ngay lối vào của bệnh viện John Hopkins. Cả gia đình chúng tôi sống ở tầng dưới và để dành phòng tầng trên cho các bệnh nhân thuê ở trọ.
Vào một buổi tối nọ, tôi đang nấu súp cho bữa chiều thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi bước ra và nhìn thấy một người đàn ông vô cùng xấu xí đứng trước nhà mình. Với thân hình co quắp và nhăn nheo của mình, ông ta hầu như chẳng cao hơn đứa con trai lên tám của tôi là bao. Nhưng khuôn mặt ông ta mới thực sự là đáng sợ, nó tấy đỏ và méo xệch.
Nhưng giọng nói của ông lại rất dễ mến: “Xin chào, tôi đến để hỏi xem bà có còn phòng trống nào để nghỉ hay không, chỉ một đêm nay thôi. Tôi từ vùng biển phía đông đến đây điều trị và phải đến sáng mai mới có chuyến xe về”. Rồi ông kể rằng ông đã đi tìm phòng suốt từ trưa đến giờ nhưng ai cũng bảo không phòng trống nào cả. “Tôi nghĩ đó là do gương mặt của tôi… tôi biết trông nó thật đáng sợ… nhưng bác sĩ bảo rằng chỉ cần thêm vài lần điều trị nữa…”. Tôi thoáng chút do dự, nhưng câu nói tiếp theo của ông ấy đã thuyết phục tôi: “Tôi ngủ trên ghế ở ngoài sảnh cũng được, vì xe buýt sẽ chạy rất sớm mà”.
Tôi bảo rằng sẽ tìm cho ông một cái giường đàng hoàng chứ không thể để ông ngủ trên ghế được. Tôi quay trở lại bếp để hoàn thành bữa tối của mình, và sau đó mời ông cùng ăn với chúng tôi.
“Ồ, không cần đâu. Tôi có nhiều thức ăn lắm”. Ông nói và giơ lên một chiếc túi giấy màu nâu. Nấu ăn xong, tôi đến chỗ hành lang và nói chuyện với ông rồi nhanh chóng nhận ra trong cơ thể nhỏ bé này là cả một tấm lòng thật bao la. Ông bảo mình làm công việc đánh cá để chu cấp cho con gái, năm đứa cháu ngoại và anh con rể đã hoàn toàn tàn phế sau một tai nạn. Trong giọng nói của ông chẳng hề có chút gì gọi là oán than, mà dường như lại ẩn chứa lòng biết ơn. Ông biết ơn vì căn bệnh của mình không hề gây đau đớn và cảm ơn vì thượng đế đã cho ông thêm lòng tin để tiếp tục cuộc sống.
Đến giờ đi ngủ, tôi đặt một chiếc giường xếp vào phòng của bọn trẻ cho ông. Sáng hôm sau, khi thức dậy, chúng tôi thấy khăn trải giường đã được xếp lại gọn gang, còn ông lão thì đã ở ngoài sảnh.
Ông từ chối bữa sáng, và trông có vẻ hơi do dự, ông nói: “Tôi có thể trở lại đây vào lần điều trị tới được không. Tôi sẽ không gây phiền hà gì cho anh chị đâu. Tôi có thể ngủ trên ghế được mà”. Ông dừng lại một chút rồi tiếp lời: “Các cháu của anh chị làm cho tôi có cảm giác như đang ở nhà. Người lớn thì khó chịu với gương mặt của tôi nhưng bọn trẻ thì dường như chẳng bận tâm gì đến chuyện đó”. Tôi bảo, ông luôn được chào đón trở lại ngôi nhà này.
Lần thứ hai, ông trở lại vào buổi sang, mang theo quà cho chúng tôi là một con cá thiệt bự và một bình đựng đầy những con hàu to nhất mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Ông bảo mình chỉ mới vừa lột vỏ chúng sáng nay trước khi đi vì như thế chúng sẽ tươi hơn. Chuyến xe của ông chạy từ hồi 4 giờ sáng vậy mà không biết ông đã thức dậy lúc mấy giờ để làm tất cả những việc này.
Trong suốt những năm ông đến ngụ tại nhà chúng tôi chưa bao giờ ông đến mà không mang đến cho chúng tôi một thứ gì đó.
Thỉnh thoảng, tôi còn nhận được những món quà đó qua đường bưu điện. Từ nhà ông đến bưu điện phải đi một đoạn khá xa, và ông lại còn phải tốn rất nhiều tiền để gởi những thứ tươi sống như vậy cho chúng tôi, thành thử những món quà của ông còn giá trị gấp đôi.
Có lần người hàng xóm của chúng tôi nói: “Chị đã cho ông già gớm ghiếc đó trọ qua đêm phải không? Còn tôi thì đã từ chối ông ta. Chị có thể mất khách nếu để cho những người như vậy ở trọ trong nhà mình”.
Cũng có thể chúng tôi đã để mất khách một hay hai lần gì đó. Nhưng một khi họ đã hiểu về ông thì chắc chắn những suy nghĩ đó sẽ không còn.
Cả gia đình tôi luôn biết ơn vì đã may mắn được quen biết ông. Chúng tôi đã học được một điều rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng gặp được những điều may mắn. Cái quan trọng là chúng ta phải biết sống lạc quan và sẵn sàng đón nhận mọi điều rủi ro xảy đến chứ không phải chỉ biết than thân trách phận.
Vào một buổi tối nọ, tôi đang nấu súp cho bữa chiều thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi bước ra và nhìn thấy một người đàn ông vô cùng xấu xí đứng trước nhà mình. Với thân hình co quắp và nhăn nheo của mình, ông ta hầu như chẳng cao hơn đứa con trai lên tám của tôi là bao. Nhưng khuôn mặt ông ta mới thực sự là đáng sợ, nó tấy đỏ và méo xệch.
Nhưng giọng nói của ông lại rất dễ mến: “Xin chào, tôi đến để hỏi xem bà có còn phòng trống nào để nghỉ hay không, chỉ một đêm nay thôi. Tôi từ vùng biển phía đông đến đây điều trị và phải đến sáng mai mới có chuyến xe về”. Rồi ông kể rằng ông đã đi tìm phòng suốt từ trưa đến giờ nhưng ai cũng bảo không phòng trống nào cả. “Tôi nghĩ đó là do gương mặt của tôi… tôi biết trông nó thật đáng sợ… nhưng bác sĩ bảo rằng chỉ cần thêm vài lần điều trị nữa…”. Tôi thoáng chút do dự, nhưng câu nói tiếp theo của ông ấy đã thuyết phục tôi: “Tôi ngủ trên ghế ở ngoài sảnh cũng được, vì xe buýt sẽ chạy rất sớm mà”.
Tôi bảo rằng sẽ tìm cho ông một cái giường đàng hoàng chứ không thể để ông ngủ trên ghế được. Tôi quay trở lại bếp để hoàn thành bữa tối của mình, và sau đó mời ông cùng ăn với chúng tôi.
“Ồ, không cần đâu. Tôi có nhiều thức ăn lắm”. Ông nói và giơ lên một chiếc túi giấy màu nâu. Nấu ăn xong, tôi đến chỗ hành lang và nói chuyện với ông rồi nhanh chóng nhận ra trong cơ thể nhỏ bé này là cả một tấm lòng thật bao la. Ông bảo mình làm công việc đánh cá để chu cấp cho con gái, năm đứa cháu ngoại và anh con rể đã hoàn toàn tàn phế sau một tai nạn. Trong giọng nói của ông chẳng hề có chút gì gọi là oán than, mà dường như lại ẩn chứa lòng biết ơn. Ông biết ơn vì căn bệnh của mình không hề gây đau đớn và cảm ơn vì thượng đế đã cho ông thêm lòng tin để tiếp tục cuộc sống.
Đến giờ đi ngủ, tôi đặt một chiếc giường xếp vào phòng của bọn trẻ cho ông. Sáng hôm sau, khi thức dậy, chúng tôi thấy khăn trải giường đã được xếp lại gọn gang, còn ông lão thì đã ở ngoài sảnh.
Ông từ chối bữa sáng, và trông có vẻ hơi do dự, ông nói: “Tôi có thể trở lại đây vào lần điều trị tới được không. Tôi sẽ không gây phiền hà gì cho anh chị đâu. Tôi có thể ngủ trên ghế được mà”. Ông dừng lại một chút rồi tiếp lời: “Các cháu của anh chị làm cho tôi có cảm giác như đang ở nhà. Người lớn thì khó chịu với gương mặt của tôi nhưng bọn trẻ thì dường như chẳng bận tâm gì đến chuyện đó”. Tôi bảo, ông luôn được chào đón trở lại ngôi nhà này.
Lần thứ hai, ông trở lại vào buổi sang, mang theo quà cho chúng tôi là một con cá thiệt bự và một bình đựng đầy những con hàu to nhất mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Ông bảo mình chỉ mới vừa lột vỏ chúng sáng nay trước khi đi vì như thế chúng sẽ tươi hơn. Chuyến xe của ông chạy từ hồi 4 giờ sáng vậy mà không biết ông đã thức dậy lúc mấy giờ để làm tất cả những việc này.
Trong suốt những năm ông đến ngụ tại nhà chúng tôi chưa bao giờ ông đến mà không mang đến cho chúng tôi một thứ gì đó.
Thỉnh thoảng, tôi còn nhận được những món quà đó qua đường bưu điện. Từ nhà ông đến bưu điện phải đi một đoạn khá xa, và ông lại còn phải tốn rất nhiều tiền để gởi những thứ tươi sống như vậy cho chúng tôi, thành thử những món quà của ông còn giá trị gấp đôi.
Có lần người hàng xóm của chúng tôi nói: “Chị đã cho ông già gớm ghiếc đó trọ qua đêm phải không? Còn tôi thì đã từ chối ông ta. Chị có thể mất khách nếu để cho những người như vậy ở trọ trong nhà mình”.
Cũng có thể chúng tôi đã để mất khách một hay hai lần gì đó. Nhưng một khi họ đã hiểu về ông thì chắc chắn những suy nghĩ đó sẽ không còn.
Cả gia đình tôi luôn biết ơn vì đã may mắn được quen biết ông. Chúng tôi đã học được một điều rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng gặp được những điều may mắn. Cái quan trọng là chúng ta phải biết sống lạc quan và sẵn sàng đón nhận mọi điều rủi ro xảy đến chứ không phải chỉ biết than thân trách phận.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận
Tweet