Cuộc chiến với tử thần
UNG THƯ VÚ.
Ba từ lạnh lùng đó đã đem đến cho tôi những cảm xúc dữ dội, phẫn nộ, sợ hãi, căm ghét. Năm 1982, tôi bốn mươi bảy tuổi, có một cuộc sống lành mạnh, thường xuyên chạy việt dã, đã bỏ rượu, thuốc lá và không ăn thịt tái từ lâu. Vậy vì cớ gì mà tôi lại bị ung thư vú? Thật không công bằng!
Tôi là một trung tá không quân Mỹ mạnh mẽ, độc lập, đã lấy bằng Tiến sĩ. Sau hai cuộc hôn nhân tan vỡ, tôi một mình nuôi dạy hai đứa con thành tài. Thế mà giờ đây tôi lại bị khuất phục trước sự sợ hãi với căn bệnh. Tôi trở nên yếu đuối, dễ bị tổn thương và tìm mọi cách để trốn tránh thực tại.
Bệnh của tôi là một loại ung thư di căn khá nhanh, sau ba năm khối u đã lan đến xương và phổi. Để bảo toàn sự sống cho tôi, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần ngực. Trong sự tuyệt vọng, tôi đăng ký tham gia một công trình nghiên cứu bệnh ung thư vú của bác sĩ John McDougall, với một chế độ ăn kiêng khắt khe (chỉ ăn rau củ, không được ăn bất cứ loại thực phẩm nào làm từ động vật) và phải chấp nhận không hóa trị và xạ trị.
Khi đó, mọi người thân trong gia đình đều nghĩ đây là một quyết định điên rồ, vì không ai tin chỉ ăn kiêng lại có thể chữa được ung thư. Do không còn chỗ nào để bấu víu, tôi vẫn quyết định làm theo ý mình. Rồi tôi tình cờ biết đến một sự kiện thể thao có tên “Cuộc thi ba môn phối hợp dành cho người sắt”. Tôi mê mẩn khi nhìn thấy những vận động viên trẻ tuổi cự phách vượt qua quãng đường bơi gần 4 km, liền sau đó là đạp xe đạp hơn 180 km, rồi chạy việt dã đến 42 km.
Với chế độ ăn uống mới, tôi thấy mình khỏe hơn, cơ thể trở nên nhẹ nhàng, nhanh nhẹn hơn, và thế là tôi quyết định sẽ luyện tập để tham gia cuộc đua. Tôi bơi cho đến khi không nhấc nổi tay mình lên nữa, đạp xe cho đến khi không đạp được nữa, chạy bộ cho đến khi không chạy nổi nữa và cử tạ cho đến khi không còn nhấc được quả tạ lên.
Để làm quen với môi trường thi đấu, tôi tham gia bất cứ cuộc đua nào tôi có thể. Tôi đã tham dự “Cuộc đua tới mặt trời”, một cuộc đua dài gần 60 km, chạy lên đỉnh ngọn Haleakala cao 3.048 mét trên đảo Maui, Hawaii và đã giành chiến thắng dù đôi lúc đã muốn bỏ cuộc giữa đường.
Sau một thời gian luyện tập, tôi nhận ra mình ngày càng mạnh khỏe hơn, các nhóm cơ bắt đầu phát triển, những đốm đỏ trên xương, dấu hiệu của ung thư di căn, giờ đã biến mất, và khối u ở phổi vẫn giữ nguyên kích cỡ. Tôi không cần phải tiếp nhận hóa trị hay xạ trị, cũng như có thể tiếp tục thực hiện chế độ ăn uống phục vụ cho công trình nghiên cứu.
Thứ duy nhất gợi nhớ lại bệnh ung thư đó là hai vết mổ dài, đỏ tươi nằm trên ngực, cùng bộ ngực xẹp lép như một thiếu niên.Thế là tôi quyết định đi giải phẫu thẩm mỹ để lại có được một cơ thể bình thường như trước kia.
Giờ đây, sau hai mươi năm, trên người tôi chẳng còn dấu tích gì của bệnh ung thư nữa. Tôi vẫn tiếp tục chế độ ăn kiêng, cảm thấy mình khỏe mạnh và cân đối hơn bao giờ hết. Mật độ xương của tôi đã tăng lên khi ở độ tuổi ngũ tuần và lục tuần, một điều thường được cho là “không thể xảy ra” vì hầu hết mọi người đều cho rằng mật độ xương của họ sẽ càng giảm đi khi tuổi càng cao. Huyết áp của tôi là 90/60, nồng độ mỡ trong máu dưới 150, tôi có 15 phần trăm trọng lượng cơ thể là chất béo, và kết quả kiểm tra lượng sắt trong máu của tôi đạt con số tối ưu.
Cho đến hôm nay, tôi đã tham gia “Sự kiện thể thao ba môn phối hợp dành cho người sắt” được sáu lần, cộng với trên một trăm cuộc thi thể thao ba môn phối hợp quy mô nhỏ khác, ngoài ra còn có sáu mươi bảy cuộc thi chạy việt dã và hàng trăm cuộc thi chạy bộ cự ly ngắn khác.
Năm 1999, tôi được tạp chí Living Fitbình chọn là một trong mười Phụ nữ có thân hình cân đối nhất nước Mỹ. Tháng Hai năm 2000, trong một cuộc thi có tên Tuổi Cân Đối, điểm số của tôi bằng điểm số của một người ba mươi hai tuổi. Khả năng chơi thể dục nhịp điệu của tôi bằng một người mười sáu tuổi.
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện thay đổi lối sống để chiến thắng bệnh tật của mình với mong muốn giúp thêm nhiều người có đủ sức mạnh để chiến thắng bệnh tật và giành lại sự sống từ tay thần chết.
Nguồn: Sưu tầm
Ba từ lạnh lùng đó đã đem đến cho tôi những cảm xúc dữ dội, phẫn nộ, sợ hãi, căm ghét. Năm 1982, tôi bốn mươi bảy tuổi, có một cuộc sống lành mạnh, thường xuyên chạy việt dã, đã bỏ rượu, thuốc lá và không ăn thịt tái từ lâu. Vậy vì cớ gì mà tôi lại bị ung thư vú? Thật không công bằng!
Tôi là một trung tá không quân Mỹ mạnh mẽ, độc lập, đã lấy bằng Tiến sĩ. Sau hai cuộc hôn nhân tan vỡ, tôi một mình nuôi dạy hai đứa con thành tài. Thế mà giờ đây tôi lại bị khuất phục trước sự sợ hãi với căn bệnh. Tôi trở nên yếu đuối, dễ bị tổn thương và tìm mọi cách để trốn tránh thực tại.
Bệnh của tôi là một loại ung thư di căn khá nhanh, sau ba năm khối u đã lan đến xương và phổi. Để bảo toàn sự sống cho tôi, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần ngực. Trong sự tuyệt vọng, tôi đăng ký tham gia một công trình nghiên cứu bệnh ung thư vú của bác sĩ John McDougall, với một chế độ ăn kiêng khắt khe (chỉ ăn rau củ, không được ăn bất cứ loại thực phẩm nào làm từ động vật) và phải chấp nhận không hóa trị và xạ trị.
Khi đó, mọi người thân trong gia đình đều nghĩ đây là một quyết định điên rồ, vì không ai tin chỉ ăn kiêng lại có thể chữa được ung thư. Do không còn chỗ nào để bấu víu, tôi vẫn quyết định làm theo ý mình. Rồi tôi tình cờ biết đến một sự kiện thể thao có tên “Cuộc thi ba môn phối hợp dành cho người sắt”. Tôi mê mẩn khi nhìn thấy những vận động viên trẻ tuổi cự phách vượt qua quãng đường bơi gần 4 km, liền sau đó là đạp xe đạp hơn 180 km, rồi chạy việt dã đến 42 km.
Với chế độ ăn uống mới, tôi thấy mình khỏe hơn, cơ thể trở nên nhẹ nhàng, nhanh nhẹn hơn, và thế là tôi quyết định sẽ luyện tập để tham gia cuộc đua. Tôi bơi cho đến khi không nhấc nổi tay mình lên nữa, đạp xe cho đến khi không đạp được nữa, chạy bộ cho đến khi không chạy nổi nữa và cử tạ cho đến khi không còn nhấc được quả tạ lên.
Để làm quen với môi trường thi đấu, tôi tham gia bất cứ cuộc đua nào tôi có thể. Tôi đã tham dự “Cuộc đua tới mặt trời”, một cuộc đua dài gần 60 km, chạy lên đỉnh ngọn Haleakala cao 3.048 mét trên đảo Maui, Hawaii và đã giành chiến thắng dù đôi lúc đã muốn bỏ cuộc giữa đường.
Sau một thời gian luyện tập, tôi nhận ra mình ngày càng mạnh khỏe hơn, các nhóm cơ bắt đầu phát triển, những đốm đỏ trên xương, dấu hiệu của ung thư di căn, giờ đã biến mất, và khối u ở phổi vẫn giữ nguyên kích cỡ. Tôi không cần phải tiếp nhận hóa trị hay xạ trị, cũng như có thể tiếp tục thực hiện chế độ ăn uống phục vụ cho công trình nghiên cứu.
Thứ duy nhất gợi nhớ lại bệnh ung thư đó là hai vết mổ dài, đỏ tươi nằm trên ngực, cùng bộ ngực xẹp lép như một thiếu niên.Thế là tôi quyết định đi giải phẫu thẩm mỹ để lại có được một cơ thể bình thường như trước kia.
Giờ đây, sau hai mươi năm, trên người tôi chẳng còn dấu tích gì của bệnh ung thư nữa. Tôi vẫn tiếp tục chế độ ăn kiêng, cảm thấy mình khỏe mạnh và cân đối hơn bao giờ hết. Mật độ xương của tôi đã tăng lên khi ở độ tuổi ngũ tuần và lục tuần, một điều thường được cho là “không thể xảy ra” vì hầu hết mọi người đều cho rằng mật độ xương của họ sẽ càng giảm đi khi tuổi càng cao. Huyết áp của tôi là 90/60, nồng độ mỡ trong máu dưới 150, tôi có 15 phần trăm trọng lượng cơ thể là chất béo, và kết quả kiểm tra lượng sắt trong máu của tôi đạt con số tối ưu.
Cho đến hôm nay, tôi đã tham gia “Sự kiện thể thao ba môn phối hợp dành cho người sắt” được sáu lần, cộng với trên một trăm cuộc thi thể thao ba môn phối hợp quy mô nhỏ khác, ngoài ra còn có sáu mươi bảy cuộc thi chạy việt dã và hàng trăm cuộc thi chạy bộ cự ly ngắn khác.
Năm 1999, tôi được tạp chí Living Fitbình chọn là một trong mười Phụ nữ có thân hình cân đối nhất nước Mỹ. Tháng Hai năm 2000, trong một cuộc thi có tên Tuổi Cân Đối, điểm số của tôi bằng điểm số của một người ba mươi hai tuổi. Khả năng chơi thể dục nhịp điệu của tôi bằng một người mười sáu tuổi.
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện thay đổi lối sống để chiến thắng bệnh tật của mình với mong muốn giúp thêm nhiều người có đủ sức mạnh để chiến thắng bệnh tật và giành lại sự sống từ tay thần chết.
Nguồn: Sưu tầm
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận
Tweet