Cố Ghép
Ngày xưa, ở dưới chân núi Hồng-lĩnh về phía Đông nam, có một xóm nhỏ gồm mấy gia đình đánh cá. Họ luôn sống giữa những tiếng gầm thét của sóng biển. Nhưng không may, một ngày kia, một trận bão lớn đã cuốn đi khá nhiều nhân mạng cùng thuyền mảng và lưới chài xuống thuỷ phủ. Những người sống sót hết đường sinh nhai, đành rủ nhau ngày ngày lên núi kiếm củi đem về bán ở chợ. Đó là nghề ít vốn nhất nhưng lại là nghề mệt nhọc nhất đối với họ, vì sườn núi phía họ ở mọc dựng đứng như bức tường, muốn leo núi với gánh củi trên vai không thể không đi đường vòng ngoắt ngoéo qua bao nhiêu thôn xóm khác. Thành ra, rừng thì gần nhưng đường thì lại quá xa. Cho nên mọi người ước làm sao có một con đường từ xóm thẳng lên núi để đi được nhanh chóng. Bấy giờ trong xóm có một ông lão nhà nghèo sống với vợ con trong một túp lều. Người ta gọi ông là cố Đương, là vì hễ gặp việc gì khó khăn, bất kì việc của ai, ông đều ra đương lấy và quyết làm kì được. Thấy việc trèo núi phải đi đường vòng rất xa, cố Đương cho là việc vô lý hết sức. Thường những lúc rảnh rỗi, ông vẫn một mình lần mò bám đá leo cây để tìm con đường đi kiếm củi gần nhất.
Nhưng mỗi khi đứng trước sườn núi cheo leo ông vẫn bực mình, nghĩ bụng: -“Nếu không ghép đá thành bậc thang thì đừng có hòng vượt lên khỏi mấy cái dốc này!”. Ông đem ý ấy hỏi vợ. Vợ ông cho là việc rồ dại. Ông hỏi thử một vài người làng, họ đều lắc đầu bảo:
– Không được đâu cố Đương ạ! Chúng ta còn phải lo miếng ăn hàng ngày đã chứ!
Cố Đương trầm ngâm bảo họ:
– Cứ mỗi lần phải đi “năm xóm cây đa, ba xóm cây thị” để vào nơi lấy củi, tôi lại muốn lộn tiết lên được!
Năm tuần trăng trôi qua. Nghề kiếm củi đã trở nên nghề chính của mấy gia đình đánh cá thất bại kia. Họ đã yên tâm với nghề nghiệp mới. Chỉ trừ có cố Đương là chưa thật yên tâm. Một hôm cố bảo vợ:
– Từ ngày mai trở đi, bà gắng đi kiếm củi một mình. Còn tôi, tôi sẽ tìm cách trổ một con đường mới lên núi. Ngày nào tôi làm xong, hai vợ chồng mình tha hồ đi củi.
Người vợ vốn biết tính chồng hễ nói là làm, nhưng lần này thì bà hết sức can ngăn:
– Ông đừng có địch với vua, đừng có đua với trời. Già kề miệng lỗ rồi chứ còn trẻ trai gì nữa đâu!
Nhưng cố Đương an ủi:
– Bà đừng lo! Biển kia rất rộng người ta cũng vượt được. Dãy Giăng-màn rất cao người ta cũng trèo qua. Bạt núi này thành đường thực ra không khó. Một mình tôi cũng làm được. Bà hãy chịu khó ít lâu. Mai kia ta sẽ đi đốn củi gấp đôi gấp ba hôm nay, lúc ấy cả xóm chúng ta sẽ sung sướng.
– Ông định ghép bao lâu thì xong?
– Không nói trước được. Một năm chưa xong thì hai, hai năm chưa xong thì bốn. Nếu tôi chết đi mà vẫn chưa làm xong thì sẽ có người khác tiếp tục…
Thế là từ hôm đó, cố Đương ngày ngày mang một mo cơm lên núi. Ông bạt đất. Ông nhổ cây. Ông khiêng đá. Và ông ghép đá thành con đường tam cấp hướng thẳng lên núi. Công việc biết bao nặng nề! Nhưng quả không có gì cản được cái chí con chim hồng chim hộc. Ông càng làm càng khoẻ, càng nhọc càng hăng. Cứ thế trong năm sáu tuần trăng, ông vẫn sớm đi tối về như không biết mỏi là gì. Người vợ không nhịn được nữa, một hôm kêu lên:
– Tội gì để cho mình ông đầu tắt mặt tối, cả nhà ông nheo nhóc rách rưới như thế. Ốc mang mình ốc chưa nổi lại còn mang cả cọc! Đường làm thành thì ai cũng đi, đâu có riêng mình ông. Thôi! Từ nay ông đi đâu thì đi, đừng có về nhà này làm gì nữa.
Nghe nói thế, cố Đương lựa lời dỗ dành vợ. Nhưng người đàn bà cố tình làm cho chồng nản chí. Bà ta nhất định không nuôi báo cô ông nữa.
Từ đấy ông thôi không về nhà, dựng một túp lều ngay bên chỗ mình làm việc. Hễ ghép được đến đâu ông lại dời lều đến đó. Thấy ông đói, những con vượn mang hoa quả đến cho ông. Thấy ông đuối sức, những con bò rừng, những con nai ghé sừng nạy những tảng đá giúp ông. Rồi những con chim thay nhau ca hát suốt ngày để cho ông quên mệt. Về sau có mấy người trong xóm cũng tình nguyện đến làm với ông. Thấy thế, cố Đương như tăng thêm sức mạnh, càng miệt mài với công việc.
Cứ như thế, sau năm lần sim có quả, cố Đương đã mở được một con đường truông ngắn nhất từ xóm mình thông lên những đỉnh cao trên dãy Hồng-lĩnh. Ông đã ghép đá thành tam cấp của ba dốc núi khó đi nhất. Dân xóm lên núi xuống núi rất tiện và từ đó họ có thể trong một ngày kiếm được mấy lần củi.
Ngày nay, ở phía Nam Hồng-lĩnh, chỗ giáp giới hai huyện Nghi-xuân và Can-lộc có một cái truông gọi là truông Vắn[1] hoặc gọi là truông Ghép. Cái tên cố Đương người ta quen gọi là cố Ghép.
Nguồn: Tổng hợp.
Nhưng mỗi khi đứng trước sườn núi cheo leo ông vẫn bực mình, nghĩ bụng: -“Nếu không ghép đá thành bậc thang thì đừng có hòng vượt lên khỏi mấy cái dốc này!”. Ông đem ý ấy hỏi vợ. Vợ ông cho là việc rồ dại. Ông hỏi thử một vài người làng, họ đều lắc đầu bảo:
– Không được đâu cố Đương ạ! Chúng ta còn phải lo miếng ăn hàng ngày đã chứ!
Cố Đương trầm ngâm bảo họ:
– Cứ mỗi lần phải đi “năm xóm cây đa, ba xóm cây thị” để vào nơi lấy củi, tôi lại muốn lộn tiết lên được!
Năm tuần trăng trôi qua. Nghề kiếm củi đã trở nên nghề chính của mấy gia đình đánh cá thất bại kia. Họ đã yên tâm với nghề nghiệp mới. Chỉ trừ có cố Đương là chưa thật yên tâm. Một hôm cố bảo vợ:
– Từ ngày mai trở đi, bà gắng đi kiếm củi một mình. Còn tôi, tôi sẽ tìm cách trổ một con đường mới lên núi. Ngày nào tôi làm xong, hai vợ chồng mình tha hồ đi củi.
Người vợ vốn biết tính chồng hễ nói là làm, nhưng lần này thì bà hết sức can ngăn:
– Ông đừng có địch với vua, đừng có đua với trời. Già kề miệng lỗ rồi chứ còn trẻ trai gì nữa đâu!
Nhưng cố Đương an ủi:
– Bà đừng lo! Biển kia rất rộng người ta cũng vượt được. Dãy Giăng-màn rất cao người ta cũng trèo qua. Bạt núi này thành đường thực ra không khó. Một mình tôi cũng làm được. Bà hãy chịu khó ít lâu. Mai kia ta sẽ đi đốn củi gấp đôi gấp ba hôm nay, lúc ấy cả xóm chúng ta sẽ sung sướng.
– Ông định ghép bao lâu thì xong?
– Không nói trước được. Một năm chưa xong thì hai, hai năm chưa xong thì bốn. Nếu tôi chết đi mà vẫn chưa làm xong thì sẽ có người khác tiếp tục…
Thế là từ hôm đó, cố Đương ngày ngày mang một mo cơm lên núi. Ông bạt đất. Ông nhổ cây. Ông khiêng đá. Và ông ghép đá thành con đường tam cấp hướng thẳng lên núi. Công việc biết bao nặng nề! Nhưng quả không có gì cản được cái chí con chim hồng chim hộc. Ông càng làm càng khoẻ, càng nhọc càng hăng. Cứ thế trong năm sáu tuần trăng, ông vẫn sớm đi tối về như không biết mỏi là gì. Người vợ không nhịn được nữa, một hôm kêu lên:
– Tội gì để cho mình ông đầu tắt mặt tối, cả nhà ông nheo nhóc rách rưới như thế. Ốc mang mình ốc chưa nổi lại còn mang cả cọc! Đường làm thành thì ai cũng đi, đâu có riêng mình ông. Thôi! Từ nay ông đi đâu thì đi, đừng có về nhà này làm gì nữa.
Nghe nói thế, cố Đương lựa lời dỗ dành vợ. Nhưng người đàn bà cố tình làm cho chồng nản chí. Bà ta nhất định không nuôi báo cô ông nữa.
Từ đấy ông thôi không về nhà, dựng một túp lều ngay bên chỗ mình làm việc. Hễ ghép được đến đâu ông lại dời lều đến đó. Thấy ông đói, những con vượn mang hoa quả đến cho ông. Thấy ông đuối sức, những con bò rừng, những con nai ghé sừng nạy những tảng đá giúp ông. Rồi những con chim thay nhau ca hát suốt ngày để cho ông quên mệt. Về sau có mấy người trong xóm cũng tình nguyện đến làm với ông. Thấy thế, cố Đương như tăng thêm sức mạnh, càng miệt mài với công việc.
Cứ như thế, sau năm lần sim có quả, cố Đương đã mở được một con đường truông ngắn nhất từ xóm mình thông lên những đỉnh cao trên dãy Hồng-lĩnh. Ông đã ghép đá thành tam cấp của ba dốc núi khó đi nhất. Dân xóm lên núi xuống núi rất tiện và từ đó họ có thể trong một ngày kiếm được mấy lần củi.
Ngày nay, ở phía Nam Hồng-lĩnh, chỗ giáp giới hai huyện Nghi-xuân và Can-lộc có một cái truông gọi là truông Vắn[1] hoặc gọi là truông Ghép. Cái tên cố Đương người ta quen gọi là cố Ghép.
Nguồn: Tổng hợp.
Basso chuyên Order hàng Mỹ - Đặt hàng eBay - Đặt hàng Amazon. Basso Là một thương hiệu trong lĩnh vực mua hộ hàng quốc tế - Mỹ - Amazon - eBay ship về việt nam với 0% thuế Mỹ, gôm đơn free cho khách hàng uy tín nhất nhì hiện nay. Dịch vụ mua hộ hàng Mỹ - Amazon - eBay của Basso với 6 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp các khách hàng có thể lựa chọn được các sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất, hàng hóa sẽ được vận chuyển về tận nhà chỉ với vài bước thủ tục nhanh chóng.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận
Tweet