Ba quả táo
Chương 14
Tâu hoàng đế, thiếp đã có vinh dự một lần được kể với Người chuyến vi hành của hoàng đế Haroun Alraschid ra khỏi kinh thành vào một đêm trước. Thiếp xin kể hầu hoàng đế một chuyến vi hành khác của vị hoàng đế này.
Một hôm, nhà vua báo cho tể tướng Giafar phải có mặt ở cung điện vào tối hôm sau:
– Tể tướng à – Nhà vua bảo – Ta muốn đi một vòng xung quanh thành phố để nghe ngóng xem dư luận nhân dân ra sao và nhất là để biết xem họ có điều gì không được hài lòng với những pháp quan của ta không. Nếu thấy có những lời kêu ca phàn nàn, thì lập tức ta sẽ cách chức chúng và thay thế bằng những người khác có đầy đủ tài đức để làm tròn trách nhiệm. Ngược lại nếu có những pháp quan được dân chúng ca ngợi thì ta sẽ có những sự nhìn nhận xứng đáng.
Tể tướng tới cung điện đúng giờ quy định cùng với Mesrour, tổng thái giàm. Cả ba người cải trang để không ai nhận biết và cùng ra khỏi cung điện.
Họ đi qua nhiều công trường ,nhiều chợ và khi đi vào một đường phố nhỏ, họ nhìn thấy dưới ánh trăng một ông lão có bộ râu trắng bạc, thân hình cao, trên đầu đội một tấm lưới đánh cá, một tay cắp bên sườn chiếc rổ bằng lá dừa, một tay chống gậy.
Trông bề ngoài thì lão già này chẳng phải là người giàu có – Hoàng đế nói – Chúng ta hãy tiếp cận lão và hỏi lão tình hình làm ăn ra sao.
– Này ông già – Tể tướng hỏi – Nhà ngươi là ai vậy?
– Thưa các ngài – Ông già đáp – Tôì là người đánh cá nhưng là người nghèo khổ nhất trong cái nghề này. Tôi từ nhà ra đi từ sớm, nhưng cho đến giờ vẫn chưa được một con cá nhỏ nào. Tôi có vợ và các con nhỏ, không biết lấy gì mà nuôi cả nhà đây!
Hoàng đế, động lòng thương hại bảo lão:
– Liệu nhà ngươi có can đảm quay lại chỗ cũ quăng lưới một lần nữa không? Chúng ta sẽ cho nhà ngươi một trăm đồng sequins đổi lấy bất cứ cái gì nhà ngươi kéo lên được .
Nghe vậy, lão đánh cá quên hết mệt nhọc trong ngày, cùng với hoàng đế, tể tướng Giafar và Mesrour quay lại sông Tigre, lòng thầm nhủ: “Các ngài này có vẻ là những người lương thiện, đứng đắn chẳng lẽ lại nuốt lời. Chỉ cần một phần trăm của số tiền đó đối với ta cũng đã là quá nhiều rồi”.
Họ đến bờ sông Tigre. Lão đánh cá buông lưới rồi kéo lên được một chiếc hòm đóng kín khá nặng. Hoàng đế tức thì bảo tể tướng đếm đưa cho lão đủ một trăm đồng sequins và cho lão về. Mesrour theo lệnh hoàng đế vác chiếc hòm lên vai. Hoàng đế nôn nóng muốn biết xem trong hòm chứa gì, vội vã quay về hoàng cung. Hòm được mở ra, người ta thấy một cái túi to đan bằng lá dừa, miệng túi được khâu lại bằng một sợi len đỏ. Để hoàng đế khỏi sốt ruột, chẳng ai muốn tỉ mỉ gỡ dần sợi len đó mà dùng dao sắc cắt đi cho mau. Họ lôi ra khỏi túi một cái bọc bằng vải thô buộc dây thừng. Cởi sợi thừng và mở cái bọc, họ kinh hãi trông thấy thân thể bị chặt ra làm nhiều mảnh của một phụ nữ trẻ da trắng như tuyết đọng.”
Scheherazade tới đây, nhận thấy trời đã sáng nên ngừng lời. Đêm hôm sau nàng kể tiếp: ***
“- Tâu hoàng đế, hẳn là Người cũng đã hình dung là vị hoàng đế đã kinh ngạc như thế nào trước cái cảnh tượng ghê rợn đó: Nhưng từ kính ngạc ông chuyển sang gỉận dữ, ném cho tể tướng một cái nhìn toé lửa: “A, quân khốn kiếp – Ông kêu lên – Phải chăng đó là cách nhà ngươi cai trị và nắm được mọi hành động của dân chúng? Người ta đã ngang nhiên phạm tội sát nhân ngay tại kinh đô của ta, người ta đã ném những thần dân của ta xuống sông Tigre để họ đòi trả hận ta trong ngày phán xử cuối cùng? Nếu nhà ngươi không mau tìm ra được kẻ sát nhân để trả thù cho người phụ nữ này thì ta thề có Thượng đế với tên thánh của Người là ta sẽ treo cổ ngươi, ngươi và cả bốn chục người họ hàng thân tộc nhà ngươi.
– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ – Tể tướng tâu -Xin hoàng đế cho thần thời gian để tiến hành cuộc điều tra.
– Ta cho ngươi ba ngày – Hoàng đế bảo – Ngươi hãy suy nghĩ kỹ.
Tể tướng Giafar lui về, lòng hết sức hoang mang: “Chao ôi! – Ông thầm than – Trong một thành phố rộng mông mênh và dân cư đông đúc như Bagdad này, làm sao mà ta khui lên được một tên giết người, có thể nó phạm tội ác này không người chứng kiến, và có thể nó đã cao chạy xa bay rồi cũng nên. Một kẻ nào khác ta thì có thể vào trong nhà giam lôi một tên tội phạm khốn khổ nào đó ra và xử tội chết để làm hài lòng hoàng đế, nhưng ta thì không thể làm cái điều trái lương tâm ấy được. Ta thà chết còn hơn là cứu sống mình bằng cách đó! .
Ông lệnh cho các quan hành pháp và toà án dưới quyền làm một cuộc săn lùng hung thủ. Họ tung người của họ và cả chính họ vào cuộc săn lùng này. Nhưng rồi tất cả những nỗ lực của họ đều vô ích. Dù khẩn trương và mẫn cán tới đâu chăng nữa thì họ cũng không sao phát hiện được kẻ gây ra vụ án mạng: Tể tướng thấy là nếu không có sự giúp dập của trời thì mạng ông thật khó toàn.
Quả nhiên, ngày thứ ba đã tới, một lính cận vệ tới nhà viên đại thần đáng thương này bắt đi theo y. Tể tướng cúi đầu chịu lệnh. Hoàng đế hỏi thủ phạm đâu.
– Tâu đấng Thống lĩnh các tín đồ – Ông tâu vua giọng đầy nước mắt – Không tìm thấy một người nào cung cấp cho thần bất cứ một tin tức gì cả.
Hoàng đế nổi giận lôi đình, nặng lời quở mắng rồi ra lệnh treo cổ tể tướng cùng với bốn chục người họ hàng thân thích của ông trước cổng hoàng cung.
Trong khi những người thừa hành bận rộn trong việc dựng các giá treo cổ và cho người đi bắt bốn chục người trong họ tể tướng thì viên quan truyền tin theo lệnh hoàng đế đi rao tin này trong khắp các khu vực trong thành phố. Những ai muốn chứng kiến hình phạt xử giảo tể tướng Giafar cùng với bốn chục thân nhân tể tướng thì tới ngay công trường ngay phía trước hoàng cung!”.
Khi mọi việc đã sẵn sàng, viên quan thi hành án cùng với đám rất đông lính cận vệ điều tể tướng cùng với bốn chục thân nhân của ông ra đặt mỗi người đứng dưới một cái giá gỗ dành cho họ, quàng vào cổ mỗi người vòng dây thừng dùng để kéo họ lên lửng lơ khỏi mặt đất. Dân chúng kéo tới kín đặc cả công trường, nhìn cảnh đau lòng không sao cầm được nước mắt vì tể tướng Giafar và những thân nhân của vị quan thanh liêm, trung thực này đối với họ vô cùng thân thiết và đáng kính.
Không có gì có thể ngăn cản được việc thi hành lệnh bất di bất dịch của vị hoàng đế nghiệt ngã này. Mạng sống của những con người nhân hậu nhất kinh thành này đang như treo trên sợi tóc thì một chàng trai rất khôi ngô tuấn tú và ăn vận lịch sự rẽ đám đông, đi tới tận chỗ tể tướng đầu triều đang đứng chờ treo cổ, và sau khi kính trọng hôn tay ông, chàng nói:
– Thưa ngài tể tướng tôn quý, người đứng đầu các đại thần trong triều, nơi nương tựa của dân nghèo, ngài không phải là thủ phạm mà cần phải có mặt tại đây. Xin ngài hãy lui bước và để cho tôi đền mạng cho người thiếu phụ đã bị ném xuống sông Tigre. Chính tôi là kẻ đã giết nàng và xứng đáng phải bị trừng phạt.
Mặc dù những lời thú tội trên đây đã làm cho tể tướng hết sức vui mừng, nhưng ông không khỏi cảm thấy thương hại chàng trai mà khuôn mặt đáng ra phải có vẻ hung hãn thì lại là một cái gì đó dịu dàng quyến rũ. Ông đang sắp sửa trả lời chàng trai thì lại có một người to lớn đã đứng tuổi cũng rẽ đám đông bước tới và nói với tể tướng:
– Xin ngài đừng tin những gì chàng trai này nói. Không có ai ngoài tôi ra là người đã giết người thiếu phụ đã tìm thấy ở trong hòm ấy. Sự trừng phạt phải giáng xuống chỉ một mình tôi thôi. Nhân danh Thượng đế, tôi tha thiết xin chớ trừng phạt kẻ vô tội.
– Thưa ngài – Chàng thanh niên nói với tể tướng – Tôi xin thề là chính tôi đã có hành động độc ác đó và không có một người nào đồng loã.
– Con trai của ta ạ – Ông già cắt ngang – Chẳng qua là vì tuyệt vọng bất mãn với số phận mà anh tới đây để nói thế. Còn ta, ta đã sống trên đời này quá lâu rồi, cần phải rời bỏ thôi. Hãy để ta chết thay anh. Thưa ngài – Ông nói tiếp với tể tướng- Tôi xin nhắc lại là chính tôi mới là kẻ giết người. Hãy xử tôi, chớ nên chần chừ nữa.
Lời thú nhận của ông già và chàng trai buộc tể tướng Giafar phải đưa cả hai tới trước hoàng đế dưới sự cho phép rất dễ dàng vui vẻ của viên chỉ huy pháp trường.
Khi đã tới trước hoàng đế, tể tướng hôn mặt đất bảy lần và tấu trình:
– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ, thần đưa ông già và chàng trai này tới bệ kiến hoàng thượng. Cả hai người đều nhận mình là thủ phạm đã sát hại người phụ nữ đó.
Thế là hoàng đế hỏi các bị can ai trong hai người đã tàn sát người thiếu phụ quá dã man và ném xác xuống sông Tigre như vậy. Chàng trai một mực nhận chính là mình, nhưng ông già thì nói ngược lại. Hoàng đế bảo tể tướng:
– Đưa cả hai đi xử giảo.
– Tâu bệ hạ – Tể tướng nói – Nhưng chỉ có một sát nhân. Thật bất công nếu bắt cả hai cùng chết.
Nghe vậy, chàng trai lại nói:
– Thề có Thượng đế đã nâng trời lên cao như hiện nay, chính tôi là người đã giết người phụ nữ đó, chính tôi đã chặt bà ta ra nhiều khúc và ném xuống sông Tigre cách đây bốn hôm. Tôi sẽ không được ở bên phía những người quang minh chính đại trong ngày phán xử cuối cùng, nếu điều tôi nói đây là giả dối. Tôi mới đúng là người đáng chịu hình phạt.
Hoàng đế ngạc nhiên về lời thề đó và ông tin, hơn nữa ông già cũng không phản bác. Vì vậy, ngoảnh về chàng trai, ông bảo:
– Quân khốn kiếp! Vì cớ gì mà mi lại phạm vào một tội ác kinh khủng như vậy? Và nguyên nhân nào đã thúc đẩy mi tới đây nộp mình?
– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ – Chàng trai đáp – Nếu có thể ghi chép lại những gì xảy ra giữa người đàn bà này và tôi thì thiết nghĩ đó cũng là một chuyện giúp ích rất nhiều cho những người đàn ông trên đời này.
– Vậy mi hãy kể cho ta nghe đi – Hoàng đế bảo – Ta ra lệnh cho mi đó. Chàng trai tuân theo và bắt đầu kể chuyện mình bằng lời lẽ như sau…”
Scheherazade muốn kể tiếp, nhưng buộc phải để lại đêm hôm sau. ***
Schahriar nhắc nhở hoàng hậu và hỏi nàng là chàng trai đó kể gì với hoàng đế Haroun Alraschid.
– Tâu hoàng thượng – Scheherazade đáp – Chàng ta cất tiếng và kể như thế này:
Tâu hoàng đế, thiếp đã có vinh dự một lần được kể với Người chuyến vi hành của hoàng đế Haroun Alraschid ra khỏi kinh thành vào một đêm trước. Thiếp xin kể hầu hoàng đế một chuyến vi hành khác của vị hoàng đế này.
Một hôm, nhà vua báo cho tể tướng Giafar phải có mặt ở cung điện vào tối hôm sau:
– Tể tướng à – Nhà vua bảo – Ta muốn đi một vòng xung quanh thành phố để nghe ngóng xem dư luận nhân dân ra sao và nhất là để biết xem họ có điều gì không được hài lòng với những pháp quan của ta không. Nếu thấy có những lời kêu ca phàn nàn, thì lập tức ta sẽ cách chức chúng và thay thế bằng những người khác có đầy đủ tài đức để làm tròn trách nhiệm. Ngược lại nếu có những pháp quan được dân chúng ca ngợi thì ta sẽ có những sự nhìn nhận xứng đáng.
Tể tướng tới cung điện đúng giờ quy định cùng với Mesrour, tổng thái giàm. Cả ba người cải trang để không ai nhận biết và cùng ra khỏi cung điện.
Họ đi qua nhiều công trường ,nhiều chợ và khi đi vào một đường phố nhỏ, họ nhìn thấy dưới ánh trăng một ông lão có bộ râu trắng bạc, thân hình cao, trên đầu đội một tấm lưới đánh cá, một tay cắp bên sườn chiếc rổ bằng lá dừa, một tay chống gậy.
Trông bề ngoài thì lão già này chẳng phải là người giàu có – Hoàng đế nói – Chúng ta hãy tiếp cận lão và hỏi lão tình hình làm ăn ra sao.
– Này ông già – Tể tướng hỏi – Nhà ngươi là ai vậy?
– Thưa các ngài – Ông già đáp – Tôì là người đánh cá nhưng là người nghèo khổ nhất trong cái nghề này. Tôi từ nhà ra đi từ sớm, nhưng cho đến giờ vẫn chưa được một con cá nhỏ nào. Tôi có vợ và các con nhỏ, không biết lấy gì mà nuôi cả nhà đây!
Hoàng đế, động lòng thương hại bảo lão:
– Liệu nhà ngươi có can đảm quay lại chỗ cũ quăng lưới một lần nữa không? Chúng ta sẽ cho nhà ngươi một trăm đồng sequins đổi lấy bất cứ cái gì nhà ngươi kéo lên được .
Nghe vậy, lão đánh cá quên hết mệt nhọc trong ngày, cùng với hoàng đế, tể tướng Giafar và Mesrour quay lại sông Tigre, lòng thầm nhủ: “Các ngài này có vẻ là những người lương thiện, đứng đắn chẳng lẽ lại nuốt lời. Chỉ cần một phần trăm của số tiền đó đối với ta cũng đã là quá nhiều rồi”.
Họ đến bờ sông Tigre. Lão đánh cá buông lưới rồi kéo lên được một chiếc hòm đóng kín khá nặng. Hoàng đế tức thì bảo tể tướng đếm đưa cho lão đủ một trăm đồng sequins và cho lão về. Mesrour theo lệnh hoàng đế vác chiếc hòm lên vai. Hoàng đế nôn nóng muốn biết xem trong hòm chứa gì, vội vã quay về hoàng cung. Hòm được mở ra, người ta thấy một cái túi to đan bằng lá dừa, miệng túi được khâu lại bằng một sợi len đỏ. Để hoàng đế khỏi sốt ruột, chẳng ai muốn tỉ mỉ gỡ dần sợi len đó mà dùng dao sắc cắt đi cho mau. Họ lôi ra khỏi túi một cái bọc bằng vải thô buộc dây thừng. Cởi sợi thừng và mở cái bọc, họ kinh hãi trông thấy thân thể bị chặt ra làm nhiều mảnh của một phụ nữ trẻ da trắng như tuyết đọng.”
Scheherazade tới đây, nhận thấy trời đã sáng nên ngừng lời. Đêm hôm sau nàng kể tiếp: ***
“- Tâu hoàng đế, hẳn là Người cũng đã hình dung là vị hoàng đế đã kinh ngạc như thế nào trước cái cảnh tượng ghê rợn đó: Nhưng từ kính ngạc ông chuyển sang gỉận dữ, ném cho tể tướng một cái nhìn toé lửa: “A, quân khốn kiếp – Ông kêu lên – Phải chăng đó là cách nhà ngươi cai trị và nắm được mọi hành động của dân chúng? Người ta đã ngang nhiên phạm tội sát nhân ngay tại kinh đô của ta, người ta đã ném những thần dân của ta xuống sông Tigre để họ đòi trả hận ta trong ngày phán xử cuối cùng? Nếu nhà ngươi không mau tìm ra được kẻ sát nhân để trả thù cho người phụ nữ này thì ta thề có Thượng đế với tên thánh của Người là ta sẽ treo cổ ngươi, ngươi và cả bốn chục người họ hàng thân tộc nhà ngươi.
– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ – Tể tướng tâu -Xin hoàng đế cho thần thời gian để tiến hành cuộc điều tra.
– Ta cho ngươi ba ngày – Hoàng đế bảo – Ngươi hãy suy nghĩ kỹ.
Tể tướng Giafar lui về, lòng hết sức hoang mang: “Chao ôi! – Ông thầm than – Trong một thành phố rộng mông mênh và dân cư đông đúc như Bagdad này, làm sao mà ta khui lên được một tên giết người, có thể nó phạm tội ác này không người chứng kiến, và có thể nó đã cao chạy xa bay rồi cũng nên. Một kẻ nào khác ta thì có thể vào trong nhà giam lôi một tên tội phạm khốn khổ nào đó ra và xử tội chết để làm hài lòng hoàng đế, nhưng ta thì không thể làm cái điều trái lương tâm ấy được. Ta thà chết còn hơn là cứu sống mình bằng cách đó! .
Ông lệnh cho các quan hành pháp và toà án dưới quyền làm một cuộc săn lùng hung thủ. Họ tung người của họ và cả chính họ vào cuộc săn lùng này. Nhưng rồi tất cả những nỗ lực của họ đều vô ích. Dù khẩn trương và mẫn cán tới đâu chăng nữa thì họ cũng không sao phát hiện được kẻ gây ra vụ án mạng: Tể tướng thấy là nếu không có sự giúp dập của trời thì mạng ông thật khó toàn.
Quả nhiên, ngày thứ ba đã tới, một lính cận vệ tới nhà viên đại thần đáng thương này bắt đi theo y. Tể tướng cúi đầu chịu lệnh. Hoàng đế hỏi thủ phạm đâu.
– Tâu đấng Thống lĩnh các tín đồ – Ông tâu vua giọng đầy nước mắt – Không tìm thấy một người nào cung cấp cho thần bất cứ một tin tức gì cả.
Hoàng đế nổi giận lôi đình, nặng lời quở mắng rồi ra lệnh treo cổ tể tướng cùng với bốn chục người họ hàng thân thích của ông trước cổng hoàng cung.
Trong khi những người thừa hành bận rộn trong việc dựng các giá treo cổ và cho người đi bắt bốn chục người trong họ tể tướng thì viên quan truyền tin theo lệnh hoàng đế đi rao tin này trong khắp các khu vực trong thành phố. Những ai muốn chứng kiến hình phạt xử giảo tể tướng Giafar cùng với bốn chục thân nhân tể tướng thì tới ngay công trường ngay phía trước hoàng cung!”.
Khi mọi việc đã sẵn sàng, viên quan thi hành án cùng với đám rất đông lính cận vệ điều tể tướng cùng với bốn chục thân nhân của ông ra đặt mỗi người đứng dưới một cái giá gỗ dành cho họ, quàng vào cổ mỗi người vòng dây thừng dùng để kéo họ lên lửng lơ khỏi mặt đất. Dân chúng kéo tới kín đặc cả công trường, nhìn cảnh đau lòng không sao cầm được nước mắt vì tể tướng Giafar và những thân nhân của vị quan thanh liêm, trung thực này đối với họ vô cùng thân thiết và đáng kính.
Không có gì có thể ngăn cản được việc thi hành lệnh bất di bất dịch của vị hoàng đế nghiệt ngã này. Mạng sống của những con người nhân hậu nhất kinh thành này đang như treo trên sợi tóc thì một chàng trai rất khôi ngô tuấn tú và ăn vận lịch sự rẽ đám đông, đi tới tận chỗ tể tướng đầu triều đang đứng chờ treo cổ, và sau khi kính trọng hôn tay ông, chàng nói:
– Thưa ngài tể tướng tôn quý, người đứng đầu các đại thần trong triều, nơi nương tựa của dân nghèo, ngài không phải là thủ phạm mà cần phải có mặt tại đây. Xin ngài hãy lui bước và để cho tôi đền mạng cho người thiếu phụ đã bị ném xuống sông Tigre. Chính tôi là kẻ đã giết nàng và xứng đáng phải bị trừng phạt.
Mặc dù những lời thú tội trên đây đã làm cho tể tướng hết sức vui mừng, nhưng ông không khỏi cảm thấy thương hại chàng trai mà khuôn mặt đáng ra phải có vẻ hung hãn thì lại là một cái gì đó dịu dàng quyến rũ. Ông đang sắp sửa trả lời chàng trai thì lại có một người to lớn đã đứng tuổi cũng rẽ đám đông bước tới và nói với tể tướng:
– Xin ngài đừng tin những gì chàng trai này nói. Không có ai ngoài tôi ra là người đã giết người thiếu phụ đã tìm thấy ở trong hòm ấy. Sự trừng phạt phải giáng xuống chỉ một mình tôi thôi. Nhân danh Thượng đế, tôi tha thiết xin chớ trừng phạt kẻ vô tội.
– Thưa ngài – Chàng thanh niên nói với tể tướng – Tôi xin thề là chính tôi đã có hành động độc ác đó và không có một người nào đồng loã.
– Con trai của ta ạ – Ông già cắt ngang – Chẳng qua là vì tuyệt vọng bất mãn với số phận mà anh tới đây để nói thế. Còn ta, ta đã sống trên đời này quá lâu rồi, cần phải rời bỏ thôi. Hãy để ta chết thay anh. Thưa ngài – Ông nói tiếp với tể tướng- Tôi xin nhắc lại là chính tôi mới là kẻ giết người. Hãy xử tôi, chớ nên chần chừ nữa.
Lời thú nhận của ông già và chàng trai buộc tể tướng Giafar phải đưa cả hai tới trước hoàng đế dưới sự cho phép rất dễ dàng vui vẻ của viên chỉ huy pháp trường.
Khi đã tới trước hoàng đế, tể tướng hôn mặt đất bảy lần và tấu trình:
– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ, thần đưa ông già và chàng trai này tới bệ kiến hoàng thượng. Cả hai người đều nhận mình là thủ phạm đã sát hại người phụ nữ đó.
Thế là hoàng đế hỏi các bị can ai trong hai người đã tàn sát người thiếu phụ quá dã man và ném xác xuống sông Tigre như vậy. Chàng trai một mực nhận chính là mình, nhưng ông già thì nói ngược lại. Hoàng đế bảo tể tướng:
– Đưa cả hai đi xử giảo.
– Tâu bệ hạ – Tể tướng nói – Nhưng chỉ có một sát nhân. Thật bất công nếu bắt cả hai cùng chết.
Nghe vậy, chàng trai lại nói:
– Thề có Thượng đế đã nâng trời lên cao như hiện nay, chính tôi là người đã giết người phụ nữ đó, chính tôi đã chặt bà ta ra nhiều khúc và ném xuống sông Tigre cách đây bốn hôm. Tôi sẽ không được ở bên phía những người quang minh chính đại trong ngày phán xử cuối cùng, nếu điều tôi nói đây là giả dối. Tôi mới đúng là người đáng chịu hình phạt.
Hoàng đế ngạc nhiên về lời thề đó và ông tin, hơn nữa ông già cũng không phản bác. Vì vậy, ngoảnh về chàng trai, ông bảo:
– Quân khốn kiếp! Vì cớ gì mà mi lại phạm vào một tội ác kinh khủng như vậy? Và nguyên nhân nào đã thúc đẩy mi tới đây nộp mình?
– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ – Chàng trai đáp – Nếu có thể ghi chép lại những gì xảy ra giữa người đàn bà này và tôi thì thiết nghĩ đó cũng là một chuyện giúp ích rất nhiều cho những người đàn ông trên đời này.
– Vậy mi hãy kể cho ta nghe đi – Hoàng đế bảo – Ta ra lệnh cho mi đó. Chàng trai tuân theo và bắt đầu kể chuyện mình bằng lời lẽ như sau…”
Scheherazade muốn kể tiếp, nhưng buộc phải để lại đêm hôm sau. ***
Schahriar nhắc nhở hoàng hậu và hỏi nàng là chàng trai đó kể gì với hoàng đế Haroun Alraschid.
– Tâu hoàng thượng – Scheherazade đáp – Chàng ta cất tiếng và kể như thế này:
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT
Bình luận
Tweet